НИКОЛАЙ РУБЦОВ Перевел с оригинала: Та Фыонг, Ханойский
Государственный университет. ТЫ С КОРАБЛЕМ ПРОЩАЛАСЬ... С улыбкой на лице и со слезами Осталась ты на пристани морской, И снова шторм играет парусами И всей моей любовью и тоской! Я уношусь куда-то в мирозданье, Я зарываюсь в бурю, как баклан, — За вечный стон, за вечное рыданье Я полюбил жестокий океан. Я полюбил чужой полярный город И вновь к нему из странствия вернусь За то, что он испытывает холод, За то, что он испытывает грусть. За то, что он наполнен голосами, За то, что там к печали и добру С улыбкой на лице и со слезами Ты с кораблем прощалась на ветру... 1962 * * * По утрам умываясь росой, Как цвели они! Как красовались! Но упали они под косой, И спросил я - а как назывались? И мерещилось многие дни Это-то тайное в этой развязке: Слишком странно и нежно они
Назывались - "анютины глазки". * * * Я ТЕБЯ ЦЕЛОВАЛ Я тебя целовал сквозь слезы. Только ты не видела слез, Потому, что сырой и темной Была осенняя ночь. По земле проносились листья, А по морю — за штормом шторм, Эти листья тебе остались, Эти штормы достались мне. Широко, отрешенно, грозно Бились волны со всех сторон, Но порой затихало море И светилась заря во мгле. Я подумал, что часто к морю Ты приходишь и ждешь меня, И от этой счастливой мысли Будто солнце в душе зажглось! Пусть тебе штормовые стоны Выражают мою печаль, А надежду мою и верность Выражает заря во мгле...
* * * По холодной осенней реке Пароход последний плывет,— Скоро, скоро в глухом городке Зазимует районный флот. Я уйду по знакомой тропе Над родной ледоносной рекой И в заснеженной русской избе Зазимую с веселой вдовой. Зазимую без всяких забот, Как зимует у пристани флот... 1969
ПЛЫТЬ, ПЛЫТЬ, ПЛЫТЬ… В жарком тумане дня Сонный встряхнем фиорд! -Эй, капитан! Меня Первым прими на борт! Плыть, плыть, плыть Мимо могильных плит, Мимо церковных рам, Мимо семейных драм… Скучные мысли – прочь! Думать и думать – лень! Звезды на небе – ночь! Солнце на небе – день! Плыть, плыть, плыть Мимо родной ветлы, Мимо зовущих нас Милых сиротских глаз… Если умру – по мне Не разжигай огня! Весть передай родне И посети меня. Где я зарыт, спроси Жителей дальних мест. Каждому на Руси Памятник – добрый крест! Плыть, плыть, плыть… * * * По мокрым скверам проходит осень, Лицо нахмуря! На громких скрипках дремучих сосен Играет буря! В обнимку с ветром иду по скверу В потемках ночи. Ищу под крышей свою пещеру - В ней тихо очень. Горит пустынный электропламень, На прежнем месте, Как драгоценный какой-то камень, Сверкает перстень,- И мысль, летая, кого-то ищет По белу свету... Кто там стучится в мое жилище? Покоя нету! Ах, эта злая старуха осень, Лицо нахмуря, Ко мне стучится и в хвое сосен Не молкнет буря! Куда от бури, от непогоды Себя я спрячу? Я вспоминаю былые годы, И я плачу... 1964
ПТИЦЫ РАЗНОГО ПОЛЁТА - Мы будем свободны, как птицы, - ты шепчешь и смотришь с тоской, как тянутся птиц вереницы над морем, над бурей морской... И стало мне жаль отчего-то, что сам я люблю и любим... Ты птица иного полёта... Куда ж мы с тобой полетим?! Ленинград, март 1962 |
NIKOLAI RUBTSOV
Tạ Phương, Đại học Quốc gia Hà Nội, dịch từ nguyên bản tiếng Nga EM
TIỄN BIỆT CON TÀU… Với nụ
cười nhòa trong lệ ướt Em ở lại
bến tàu bên biển biếc xanh, Và bão
lại giỡn cánh buồm sũng nước Cùng nỗi
buồn và tình yêu của anh! Anh
đang lao vào chốn mông lung, Vùi
trong bão như cánh chim rệu rã, - Vì tiếng
rên, tiếng nức nở khôn cùng Anh đã
yêu đại dương nghiệt ngã. Yêu
thành phố miền cực này xa lạ Sau mỗi
cuộc phiêu du anh lại quay về Vì nơi
đó đang chìm trong buốt giá, Vì nơi
đó - ngập nỗi buồn tái tê. Vì nơi
đó chan hòa giọng nói, Dẫu buồn
đau vẫn rất nhân từ, Với nụ
cười nhòa trong lệ ướt Em tiễn
con tàu trong gió vi vu…
1962 * * * Cứ mỗi
sớm dầm trong sương móc, Hoa nở
kìa! Ôi đẹp làm sao! Nhưng rồi
hoa bị phạt bằng lưỡi hái, Tôi cứ
băn khoăn – tên hoa gọi thế nào? Rồi
ngày tháng trôi qua, như thể Điều bí
huyền dần được hé ra: Thật kỳ
lạ và vô cùng êm dịu,
Hoa có
tên “Ánh mắt của An-na”
* * * ANH ĐÃ HÔN EM Anh đã hôn em qua dòng lệ nhỏ. Chỉ có điều em không thấy lệ đâu, Bởi vì trong cái đêm mùa thu ấy Trời tối đen, hơi ẩm ướt u sầu. Trên mặt đất thảm lá
vàng bay rối, Còn biển khơi – bão
tố tung hoành, Thảm lá vàng cùng em ở lại, Còn bão thì giội xuống đầu anh. Sóng ào ạt trào dâng từ mọi hướng Biển mênh mông, đe dọa, dửng dưng, Nhưng khi biển đã bình yên trở lại Trong mù sương bỗng rạng rỡ hừng đông. Anh vẫn nghĩ, em thường ra biển Mắt hướng về xa thẳm ngóng chờ anh, Và hồn anh chứa chan hạnh phúc Ngỡ mặt trời tỏa sáng long lanh! Hãy cứ để tiếng thét gầm của bão Nhắc nỗi buồn anh, thao thiết khôn cùng, Còn bình minh trong màn sương hư ảo Sẽ kể về niềm hy vọng, thủy chung... * * * Trên dòng sông thu giá lạnh Nhẹ lướt con tàu cuối cùng, - Sắp tới, trong thành phố vắng Hạm đội tôi sẽ trú đông Tôi bước trên con đường quen Bên sông - băng trôi mải miết Và trong căn nhà ngập tuyết Sẽ cùng góa phụ trú đông. Trú đông, chẳng chút bận lòng, Như hạm đội bên bến vắng… 1969
HÃY BƠI, NÀO TA BƠI… Trong làn sương ngột ngạt một ngày Vịnh biển mơ màng xao động! - Thuyền trưởng ơi! Xin người hãy nhận Tôi lên tàu, làm thủy thủ đầu tiên! Nào ta bơi, bơi xa vạn nẻo Qua những hàng mộ chí bên bờ, Qua bao nhiêu ngọn tháp nhà thờ, Những bi kịch gia đình vụn vặt… Rũ sạch đi - những suy tư buồn bực! Nghĩ ngợi miên man – chỉ tổ chây lười! Sao lấp lánh trên trời – đêm đến! Mặt trời lên – một ngày mới đến rồi! Nào ta bơi, bơi xa vạn nẻo Qua hàng cây liễu rủ thân thương, Những cặp mắt trẻ mồ côi da diết Cầu gọi ta trên những nẻo đường… Nếu tôi chết một ngày nào đó, Thì bạn ơi, đừng đốt lửa làm chi! Hãy báo tin cho người thân là đủ Và khi qua nhớ thăm tôi, bạn nghe! Hãy cứ hỏi cư dân miền xa lắc Sẽ biết nơi đâu nấm đất tôi nằm. Cho mỗi người trên đất Nga thân thiết Một tượng đài – cây thánh giá bình an. Nào ta bơi, bơi xa vạn nẻo… * * * Gương mặt tối sầm mùa thu dạo bước qua vườn sũng nước! Cây vĩ cầm vang hàng thông mơ màng nhạc công - bão tố! Trong vòng tay gió trong bóng đêm buông ta dạo trong vườn. Ta tìm góc vắng - tìm chốn tĩnh lặng dưới mái nhà xinh. Ánh điện lung linh cô liêu, mờ tỏ, nơi từng có thuở mặt ngọc spinen trên nhẫn ánh lên, - Bay lên ý nghĩ kiếm tìm ai nhỉ trên khắp thế gian... Kìa, ai đó đang gõ cửa tôi đó làm bình yên vỡ? Ôi, thu muộn mằn mụ già dữ dằn, thì ra mụ gõ trên tán thông đó bão có yên nào! Ta biết trốn đâu trước cơn giông tố khi mây vần vũ? Ta nhớ tháng năm Đã qua, khóc thầm... 1964
NHỮNG CÁNH CHIM BAY KHÁC LỐI - Rồi
chúng mình sẽ tự
do như
chim, - em thầm thì, ảo não, nhìn đàn chim giăng
hàng, trên biển cả, trên đại dương giông bão... Có điều gì anh bỗng
thầm tiếc nuối, vì đang yêu và được yêu đây… Nhưng em là cánh chim
bay khác lối… Sẽ về đâu khi chúng mình cùng bay?! Leningrad 3-1962
|
- Поэзия - Thơ >