I.
Никогда я не был
на Босфоре,
1924
II. "Отчего луна так светит тускло На сады и стены Хороссана? Словно я хожу равниной русской Под шуршащим пологом тумана" - Так спросил я, дорогая Лала, У молчащих ночью кипарисов, Но их рать ни слова не сказала, К небу гордо головы завысив. "Отчего луна так светит грустно?" - У цветов спросил я в тихой чаще, И цветы сказали: "Ты почувствуй По печали розы шелестящей". Лепестками роза расплескалась, Лепестками тайно мне сказала: "Шаганэ твоя с другим ласкалась, Шаганэ другого целовала. Говорила: "Русский не заметит... Сердцу - песнь, а песне - жизнь и тело..." Оттого луна так тускло светит, Оттого печально побледнела. Слишком много виделось измены, Слез и мук, кто ждал их, кто не хочет. Но и все ж вовек благословенны На земле сиреневые ночи. 8 -1925 III. Голубая да веселая страна. Честь моя за песню продана. Ветер с моря, тише дуй и вей - Слышишь, розу кличет соловей? Слышишь, роза клонится и гнется - Эта песня в сердце отзовется. Ветер с моря, тише дуй и вей - Слышишь, розу кличет соловей? Ты - ребенок, в этом спора нет, Да и я ведь разве не поэт? Ветер с моря, тише дуй и вей - Слышишь, розу кличет соловей? Дорогая Гелия, прости. Много роз бывает на пути, Много роз склоняется и гнется, Но одна лишь сердцем улыбнется. Улыбнемся вместе - ты и я - За такие милые края. Ветер с моря, тише дуй и вей - Слышишь, розу кличет соловей? Голубая да веселая страна. Пусть вся жизнь моя за песню продана, Но за Гелию в тенях ветвей Обнимает розу соловей. 1925 IV. Улеглась моя былая
рана - Пьяный бред не гложет сердце мне. Синими цветами Тегерана Я лечу их нынче в чайхане. Сам чайханщик с круглыми плечами, Чтобы славилась пред русским чайхана, Угощает меня красным чаем Вместо крепкой водки и вина. Угощай, хозяин, да не очень. Много роз цветет в твоем саду. Незадаром мне мигнули очи, Приоткинув черную чадру. Мы в России девушек весенних На цепи не держим, как собак, Поцелуям учимся без денег, Без кинжальных хитростей и драк. Ну, а этой за движенья стана, Что лицом похожа на зарю, Подарю я шаль из Хороссана И ковер ширазский подарю. Наливай, хозяин, крепче чаю, Я тебе вовеки не солгу. За себя я нынче отвечаю, За тебя ответить не могу. И на дверь ты взглядывай не очень, Все равно калитка есть в саду... Незадаром мне мигнули очи, Приоткинув черную чадру.
1924
V. Золото
холодное луны, Запах олеандра и левкоя. Хорошо бродить среди покоя Голубой и ласковой страны. Далеко-далече
там Багдад,
1925
VI. Я спросил сегодня у менялы, Что дает за полтумана по рублю, Как сказать мне для прекрасной Лалы По-персидски нежное "люблю"? Я спросил сегодня у менялы Легче ветра, тише Ванских струй, Как назвать мне для прекрасной Лалы Слово ласковое "поцелуй"? И еще спросил я у менялы, В сердце робость глубже притая, Как сказать мне для прекрасной Лалы, Как сказать ей, что она "моя"? И ответил мне меняла кратко: О любви в словах не говорят, О любви вздыхают лишь украдкой, Да глаза, как яхонты, горят. Поцелуй названья не имеет, Поцелуй не надпись на гробах. Красной розой поцелуи веют, Лепестками тая на губах. От любви не требуют поруки, С нею знают радость и беду. "Ты - моя" сказать лишь могут руки, Что срывали черную чадру. 1924 VII. Ты сказала, что Саади Целовал лишь только в грудь. Подожди ты, бога ради, Обучусь когда-нибудь! Ты пропела: "За Ефратом Розы лучше смертных дев". Если был бы я богатым, То другой сложил напев. Я б порезал розы эти, Ведь одна отрада мне - Чтобы не было на свете Лучше милой Шаганэ. И не мучь меня заветом, У меня заветов нет. Коль родился я поэтом, То целуюсь, как поэт. 19-12-1924 VIII. Быть поэтом - это значит то же, Если правды жизни не нарушить, Рубцевать себя по нежной коже, Кровью чувств ласкать чужие души. Быть поэтом - значит петь раздолье, Чтобы было для тебя известней. Соловей поет - ему не больно, У него одна и та же песня. Канарейка с голоса чужого - Жалкая, смешная побрякушка. Миру нужно песенное слово Петь по-свойски, даже как лягушка. Магомет перехитрил в коране, Запрещая крепкие напитки, Потому поэт не перестанет Пить вино, когда идет на пытки. И когда поэт идет к любимой, А любимая с другим лежит на ложе, Благою живительной хранимый, Он ей в сердце не запустит ножик. Но, горя ревнивою отвагой, Будет вслух насвистывать до дома: "Ну и что ж, помру себе бродягой, На земле и это нам знакомо". Август 1925 IX. Глупое сердце, не бейся! Все мы обмануты счастьем, Нищий лишь просит участья... Глупое сердце, не бейся. Месяца желтые чары Льют по каштанам в пролесь. Лале склонясь на шальвары, Я под чадрою укроюсь. Глупое сердце, не бейся. Все мы порою, как дети. Часто смеемся и плачем: Выпали нам на свете Радости и неудачи. Глупое сердце, не бейся. Многие видел я страны. Счастья искал повсюду, Только удел желанный Больше искать не буду. Глупое сердце, не бейся. Жизнь не совсем обманула. Новой напьемся силой. Сердце, ты хоть бы заснуло Здесь, на коленях у милой. Жизнь не совсем обманула. Может, и нас отметит Рок, что течет лавиной, И на любовь ответит Песнею соловьиной. Глупое сердце, не бейся. 8-1925 X. В Хороссане есть такие двери, Где обсыпан розами порог. Там живет задумчивая пери. В Хороссане есть такие двери, Но открыть те двери я не мог. У меня в руках довольно силы, В волосах есть золото и медь. Голос пери нежный и красивый. У меня в руках довольно силы, Но дверей не смог я отпереть. Ни к чему в любви моей отвага. И зачем? Кому мне песни петь? - Если стала неревнивой Шага, Коль дверей не смог я отпереть, Ни к чему в любви моей отвага. Мне пора обратно ехать в Русь. Персия! Тебя ли покидаю? Навсегда ль с тобою расстаюсь Из любви к родимому мне краю? Мне пора обратно ехать в Русь. До свиданья, пери, до свиданья, Пусть не смог я двери отпереть, Ты дала красивое страданье, Про тебя на родине мне петь. До свиданья, пери, до свиданья. 3-1925 XI. Голубая родина Фирдуси, Ты не можешь, памятью простыв, Позабыть о ласковом урусе И глазах, задумчиво простых, Голубая родина Фирдуси. Хороша ты, Персия, я знаю, Розы, как светильники, горят И опять мне о далеком крае Свежестью упругой говорят. Хороша ты, Персия, я знап. Я сегодня пью в последний раз Ароматы, что хмельны, как брага. И твой голос, дорогая Шага, В этот трудный расставанья час Слушаю в последний раз. Но тебя я разве позабуду? И в моей скитальческой судьбе Близкому и дальнему мне люду Буду говорить я о тебе - И тебя навеки не забуду. Я твоих несчастий не боюсь, Но на всякий случай твой угрюмый Оставляю песенку про Русь: Запевая, обо мне подумай, И тебе я в песне отзовусь... 3-1925 XII. Руки милой - пара лебедей - В золоте волос моих ныряют. Все на этом свете из людей Песнь любви поют и повторяют. Пел и я когда-то далеко И теперь пою про то же снова, Потому и дышит глубоко Нежностью пропитанное слово. Если душу вылюбить до дна, Сердце станет глыбой золотою, Только тегеранская луна Не согреет песни теплотою. Я не знаю, как мне жизнь прожить: Догореть ли в ласках милой Шаги Иль под старость трепетно тужить О прошедшей песенной отваге? У всего своя походка есть: Что приятно уху, что - для глаза. Если перс слагает плохо песнь, Значит, он вовек не из Шираза. Про меня же и за эти песни Говорите так среди людей: Он бы пел нежнее и чудесней, Да сгубила пара лебедей. 8-1925 XIII. Воздух прозрачный и синий, Выйду в цветочные чащи. Путник, в лазурь уходящий, Ты не дойдешь до пустыни. Воздух прозрачный и синий. Лугом пройдешь, как садом, Садом - в цветенье диком, Ты не удержишься взглядом, Чтоб не припасть к гвоздикам. Лугом пройдешь, как садом. Шепот ли, шорох иль шелест - Нежность, как песни Саади. Вмиг отразится во взгляде Месяца желтая прелесть Нежность, как песни Саади. Голос раздастся пери, Тихий, как флейта Гассана. В крепких объятиях стана Нет ни тревог, ни потери, Только лишь флейта Гассана. Вот он, удел желанный Всех, кто в пути устали. Ветер благоуханный Пью я сухими устами, Ветер благоуханный. 1925 XIV. Свет вечерний шафранного края, Тихо розы бегут по полям. Спой мне песню, моя дорогая, Ту, которую пел Хаям. Тихо розы бегут по полям. Лунным светом Шираз осиянен, Кружит звезд мотыльковый рой. Мне не нравится, что персияне Держат женщин и дев под чадрой. Лунным светом Шираз осиянен. Иль они от тепла застыли, Закрывая телесную медь? Или, чтобы их больше любили, Не желают лицом загореть, Закрывая телесную медь? Дорогая, с чадрой не дружись, Заучи эту заповедь вкратце, Ведь и так коротка наша жизнь, Мало счастьем дано любоваться. Заучи эту заповедь вкратце. Даже все некрасивое в роке Осеняет своя благодать. Потому и прекрасные щеки Перед миром грешно закрывать, Коль дала их природа-мать. Тихо розы бегут по полям. Сердцу снится страна другая. Я спою тебе сам, дорогая, То, что сроду не пел Хаям ... Тихо розы бегут по полям. 1924 XV. Шаганэ ты моя, Шаганэ! Потому что я с севера, что ли, Я готов рассказать тебе поле, Про волнистую рожь при луне. Шаганэ ты моя, Шаганэ. Потому что я с севера, что ли, Что луна там огромней в сто раз, Как бы ни был красив Шираз, Он не лучше рязанских раздолий. Потому что я с севера, что ли? Я готов рассказать тебе поле, Эти волосы взял я у ржи, Если хочешь, на палец вяжи — Я нисколько не чувствую боли. Я готов рассказать тебе поле. Про волнистую рожь при луне По кудрям ты моим догадайся. Дорогая, шути, улыбайся, Не буди только память во мне Про волнистую рожь при луне. Шаганэ ты моя, Шаганэ! Там, на севере, девушка тоже, На тебя она страшно похожа, Может, думает обо мне... Шаганэ ты моя, Шаганэ! 1924 |
I.
Eo biển Bôt-pho* anh chưa từng đến,
1924
---------------- * Bosphore – Eo biển kế bên Biển Đen, trải dài trên hai bên bờ của eo biển này là thành phố Istanbul, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ. ** Baghdad – thủ đô của I-rắc II. “Sao ánh trăng đêm nay mờ đục thế Chiếu trong vườn, trên thành Khô-rô-san? Như thể tôi đi trên cánh đồng Nga vậy Dưới xạc xào màn mỏng sương giăng” Tôi hỏi vậy, La-la thân yêu hỡi, Trước hàng cây trắc bá lặng trong đêm, Nhưng cây vẫn im, một lời chẳng nói, Hướng trời cao đầu ngạo nghễ ngẩng lên. “Sao ánh trăng đêm nay buồn thế?” Tôi hỏi hoa trong cánh rừng già Hoa trả lời: “Anh tự mình đoán lấy, Qua nét rầu rầu xao xác đóa hồng kia”. Đoá hồng tãi những cánh mềm xuống đất, Những cánh hoa thủ thỉ cùng tôi: “Sa-ga-nê của anh đã yêu kẻ khác, Sa-ga-nê ôm hôn kẻ khác rồi!” Hoa lại nói: “Chàng trai Nga, sao chẳng thấy... Bài ca là dành cho những trái tim yêu, Mà dành cho bài ca là cuộc đời, thể xác... Nên trăng buồn, trăng mờ đục trên cao”. Từng chứng kiến bao đổi thay, tráo trở, Lệ, đau buồn,... ai chối từ, ai chờ đợi vấn vương, Nhưng dẫu sao trọn đời tôi xin cảm tạ Trái đất này: những đêm tử đinh hương. 8 -1925 III. Ôi xứ sở biếc xanh, xứ sở tươi vui. Ta đã hiến danh thơm cho khúc hát. Gió biển ơi, hãy dịu dàng ve vuốt – Có nghe chăng họa mi gọi hoa hồng? Có nghe chăng, đóa hồng đang tàn lụi - Nghe lời ca bỗng rạo rực trong lòng. Gió biển ơi, hãy dịu dàng ve vuốt – Có nghe chăng họa mi gọi hoa hồng? Cháu - cô bé, chẳng nghi ngờ gì hết, Còn chú là thi sỹ, có đúng không? Gió biển ơi, hãy dịu dàng ve vuốt – Có nghe chăng họa mi gọi hoa hồng? Hê-lia* quý yêu, hãy tha thứ nhé. Rất nhiều hồng chú từng gặp trong đời, Nhiều bông hồng lụi tàn, héo úa, Chỉ một bông thân thiết mỉm cười thôi. Cả chú, cháu cùng mỉm cười cháu nhé, Vì những miền quê thân thiết ta mong. Gió biển ơi, hãy dịu dàng ve vuốt – Có nghe chăng họa mi gọi hoa hồng? Ôi xứ sở biếc xanh, xứ sở tươi vui. Ta dâng cả đời mình cho khúc hát. Nhưng vì Hê-lia, mà trong bóng cây cành Họa mi đã ôm đóa hồng hương ngát. 1925
---------------- * Helia là con gái 6 tuổi của nhà báo P. Chagin, còn có tên gọi là Roza (Hoa hồng). IV. Vết thương cũ của tôi dần khép miệng – Con ma men thôi gặm nhấm tim rồi. Trong quán nước tôi chôn vùi quá vãng Bằng màu xanh Tê-hê-ran sinh sôi. Cô chủ quán có bờ vai tròn lẳn, Muốn tôn vinh quán nước trước nhà Đã rót mời chàng trai Nga trà đỏ Thay vì vang và rượu mạnh vốt-ca. Hãy rót cho tôi, cô chủ quán, chút thôi. Trong vườn cô nhiều hoa hồng nở rộ. Chẳng phải ngẫu nhiên cô nháy mắt cùng tôi, Tay kéo nhẹ chàng mạng* đen xuống cổ. Ở nước Nga chúng tôi, thiếu nữ Không bị xiềng như cún thế này đâu. Chúng tôi không thủ dao găm, đánh lộn, Cũng không phải trả tiền khi muốn hôn nhau... Tôi tặng tấm thảm miền Si-ras**, Và chiếc khăn Khô-rô-san đẹp xinh Cho cô gái có dáng đi uyển chuyển, Gương mặt tươi như buổi bình minh. Hãy rót cho tôi trà đặc nữa đi em, Tôi chẳng muốn dối em điều chi cả. Giờ đây tôi chỉ lo nổi phận mình, Về phần em, chắc là không thể. Và em vẫn lơ đãng nhìn ra cửa, Dù khu vườn được rào giậu kỹ rồi... Chẳng phải ngẫu nhiên cô nháy mắt cùng tôi, Tay kéo nhẹ chàng mạng đen xuống cổ. 1924
---------------- * Chàng mạng - khăn đen che mặt của phụ nữ Hồi giáo. ** Shiraz là quê hương của Saadi, Hafiz – những nhà thơ lớn của Ba Tư, nổi tiếng thế giới. V. Dưới bầu trời ngập ánh trăng vàng lạnh, Mùi hương hoa đinh tử, rặng trúc đào. Ta dạo bước trong lặng yên thanh vắng Giữa màu xanh âu yếm tuyệt vời sao. Xa xa kia là thành cổ Bát-đa, Nơi Sê-hê-ra-zat* từng sống và từng hát. Nhưng giờ đây nàng chẳng cần chi. Tiếng nhạc trong vườn từ lâu đã tắt. Những bóng ma xa xăm của đất Đã lớn lên cùng cây cỏ nghĩa trang. Kẻ lãng tử - ta ơi, chớ để tâm tới người đã khuất, Đừng cúi đầu trước phiến đá giá băng. Hãy nhìn xem, thật kỳ diệu quanh ta: Những vành môi hướng về hoa hồng thắm. Chỉ cần trút đi uất hận trong lòng - Hạnh phúc đến sẽ rạng ngời say đắm. Sống ra sống, yêu thì yêu da diết, Dưới trăng vàng dạo bước, hãy hôn nhau. Nếu em muốn tôn thờ người chết, Cũng đừng để giấc mơ khiến người sống phải đau. Đó chính là điều Sê-hê-ra-zat xưa từng hát, - Những chiếc lá thu vàng sẽ nhắc lại một thời. Những kẻ trên thế gian không còn cần chi hết Chỉ có thể xót thương, đáng tiếc mà thôi. 1925 ---------------- *Seherazat – tên người thiếu nữ trong câu chuyện “Nghìn lẻ một đêm” nổi tiếng của Ba Tư. VI. Tôi hỏi gã đổi tiền hôm nay, Đổi một rúp lấy nửa tu-man* nhỏ, Nói thế nào với La-la xinh tươi Bằng tiếng Ba Tư lời “yêu em” muốn ngỏ? Tôi hỏi gã đổi tiền hôm nay Nhẹ hơn gió, êm hơn dòng Van** lặng, Nói thế nào với La-la xinh tươi Từ “nụ hôn” ngọt ngào, say đắm? Và tôi hỏi thêm gã đổi tiền Khi trong lòng còn rụt rè, e ấp, Nói thế nào với La-la xinh tươi “Em là của anh”, khi trái tim đập gấp? Và gã đổi tiền trả lời tôi thật ngắn: Tình yêu không ai thổ lộ bằng lời, Người ta chỉ thở dài vụng lén, Còn mắt thì, như ngọc, cháy mà thôi. Nụ hôn cũng không có tên đâu bạn, Nụ hôn không là chữ trên quan tài. Những nụ hôn thoảng hương hồng thắm, Những cánh hoa tan chảy giữa làn môi. Tình yêu không cần gì bảo lãnh Với tình yêu - thấu hiểu mọi vui buồn. "Em của anh" chỉ bàn tay nói được Khi giật tấm khăn chàng mạng màu đen. 1924 ------------ * Tuman – đơn vị tiền tệ của Ba Tư ** Van – Nguồn nước mặn không có dòng chảy ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ (xưa thuộc vương quốc Ba Tư). VII. Em bảo Sa-a-đi Chỉ hôn tuyền vào ngực, Lạy Chúa, em hãy chờ Khi nào anh sẽ học. Em hát: “Sau E-phrat Hồng hơn gái trần gian”. Nếu như được giàu sang, Anh đặt lời hát khác. Phải chi anh ngắt được Hết hoa hồng ngát hương - Để không còn gì hơn Sagane đằm thắm. Kể chuyện người thiên cổ Hành hạ anh, đủ rồi! Anh sinh làm thi sĩ - Hôn như nhà thơ thôi. 19-12-1924 VIII. Làm thi sĩ - nghĩa là luôn tôn trọng Không khinh khi, vi phạm sự thật đời, Để vết thương trên da mềm thành sẹo, Nỗi đau tột cùng làm lắng dịu hồn ai. Làm thi sĩ - ngợi ca điều phóng khoáng Để danh thơm bay khắp mọi miền. Họa mi hót - nó không hề đau đớn, Chỉ một bài ca và nó hát triền miên. Chim kim tước ca giọng ca kẻ khác - Trò khôi hài rẻ mạt, đáng thương. Thế gian cần những lời ca khúc hát Của riêng anh - dù chão chuộc, ễnh ương. Mô-ha-met trong kinh Cô-ran viết Thật khôn ngoan: rượu mạnh cấm dùng, Nên nhà thơ cứ rượu vang uống miết Trên đường về nơi đau khổ tột cùng. Khi nhà thơ đến với người yêu dấu, Mà nàng cùng kẻ khác đang nằm, Thì thay vì găm tim nàng dao sắc Chàng bỏ đi nhẫn nhịn, lặng câm. Nhưng, dù đau, khi quay gót về nhà Nén lòng ghen, miệng chàng huýt gió: “Có gì đâu, điều không lạ với ta, Ta sẽ chết đời lãng du, vậy đó”. Tháng 8,1925 IX. Đừng đập nữa, trái tim ngốc nghếch! Lũ chúng ta bị hạnh phúc gạt rồi, Kẻ hèn này mong đồng cảm chút thôi… Đừng đập nữa, trái tim ngốc nghếch. Ánh trăng vàng trong đêm vằng vặc Chảy láng lai trên hàng liễu ảo huyền. Trước La-la ta bỗng thành ngờ nghệch, Núp dưới khăn chàng mạng màu đen. Đừng đập nữa, trái tim ngốc nghếch. Giờ chúng ta hệt như con nít. Sống hồn nhiên, dễ khóc, dễ cười: Rớt xuống ta từ thế gian nhạt thếch Cả thất bại ê chề và những niềm vui. Đừng đập nữa, trái tim ngốc nghếch. Tôi từng đến rất nhiều đất nước. Hạnh phúc tôi tìm ở khắp mọi nơi, Duy phận đỏ mà mọi người ao ước Tôi đã không tìm kiếm nữa rồi. Đừng đập nữa, trái tim ngốc nghếch. Cuộc đời không hẳn đà lừa dối. Tôi say sưa cùng sức trẻ tinh khôi. Nếu có thể, tim ơi, thiếp ngủ Trên gối người thương dù một lúc thôi. Cuộc đời không hẳn đà lừa dối. Có thể, số phận như dòng thác Sẽ cuốn ta đến cuối đất cùng trời, Và tình yêu sẽ lại được lên ngôi Bởi tiếng hót họa mi trong vắt. Đừng đập nữa, trái tim ngốc nghếch.
8-1925
X. Ở Khô-rô-san có những cánh cửa Được phủ đầy bởi hoa hồng. Thiếu nữ Ba Tư trầm mặc sống bên trong. Ở Khô-rô-san có những cánh cửa, Tôi thử mở rồi, nhưng cố cũng bằng không. Hai cánh tay tôi đang kỳ sung sức, Mái tóc tôi vàng óng ánh kim. Giọng nói em đầy quyến rũ, dịu êm. Hai cánh tay tôi đang kỳ sung sức, Mà không sao mở cánh cửa im lìm. Với tình yêu lòng can đảm nghĩa gì. Có ai muốn nghe, tôi hát làm chi? – Nếu Sa-ga* không còn ghen tuông nữa, Giá như tôi không thể nào mở cửa, Với tình yêu lòng can đảm nghĩa gì. Đã đến lúc rồi tôi phải trở về Nga. Ba Tư ơi! Sắp chia tay có phải? Và phải chăng mình sẽ xa nhau mãi Bởi tình yêu tôi gắn với quê nhà? Đã đến lúc rồi tôi phải trở về Nga. Ơi người đẹp Ba Tư, xin chào biệt nhé, Dù mở cánh cửa kia tôi không thể, Em đã tặng tôi nỗi đau đẹp não nề, Về em trên quê hương tôi sẽ hát say mê. Ơi người đẹp Ba Tư, xin chào biệt nhé. 3-1925 ------------------- * Saga – tên gọi trìu mến của Sagane. XI. Quê hương của Fê-đau-si* biếc xanh, Người chẳng thể quên, dù lòng giá lạnh, Chàng trai Nga âu yếm, hiền lành, Và cặp mắt trầm tư lấp lánh, Quê hương của Fê-đau-si biếc xanh. Ôi thật tuyệt, Ba Tư, anh hiểu Nơi hoa hồng, như nến, cháy bừng lên Và những bông hoa nói cho anh biết Về miền quê xa bằng tươi mát cánh mềm. Ôi thật tuyệt, Ba Tư, anh hiểu. Hôm nay anh nhấp rồi, lần cuối, Hương hoa thơm, như men rượu nồng say. Và giọng nói của em, Sa-ga yêu mến, Trong khắc biệt li thật khó khăn này Anh cũng đã nghe, đã nghe lần cuối. Nhưng lẽ nào anh có thể quên? Trong đời mình đó đây phiêu bạt Anh sẽ luôn nhắc nhớ, kể về em Cho cả những người dưng cùng bè bạn - Và nỗi nhớ trong lòng anh không cạn. Anh không lo em gặp điều bất hạnh, Nhưng dù sao vẫn muốn phòng xa, Để lại cho em bài hát về nước Nga: Em hãy nghĩ về anh, khi hát Trong bài ca sẽ có lời anh đáp. 3-1925 ----------- * Hakim Abu'l-Qasim Ferdowsi Tusi (940-1020) là một nhà thơ nổi tiếng của Ba Tư . Ông là tác giả của Shahnameh , bộ sử thi của Ba Tư (Iran). XII. Đôi tay người thương như cặp thiên nga Trong sóng vàng tóc tôi ngụp lặn. Trong thế gian này những bản tình ca Mọi người đã hát rồi, lại hát… Tôi từng hát vào một thời nào đó Và giờ đây hát lại khúc ca xưa, Nên những lời dịu êm thấm đẫm Thăm thẳm hiện lên trong ký ức xa mờ. Nếu biết yêu đến tận cùng tâm khảm, Thì trái tim chân chất sẽ hoá vàng, Chỉ có vầng trăng Tê-hê-ran tỏa sáng Không sưởi bài ca bằng hơi ấm nồng nàn. Tôi không biết sẽ sống sao đến chót: Trong dịu dàng âu yếm của Sa-ga, Hay về già bị giày vò, đắng đót Ngẫm sự hào hùng trong ca khúc đã qua? Mọi sự trên đời có cách riêng của chúng: Thứ để êm tai, thứ khiến mắt ưa nhìn. Nếu người Ba Tư không viết nên bài hát, Hẳn chẳng phải đến từ Si-ras, tôi tin. Về tôi và những những bài ca cũng thế Hãy nói đi, cho hết thảy mọi người: Hắn đã hát tuyệt hơn và da diết Nếu cặp thiên nga kia hành hắn tả tơi. 8-1925 XIII. Dưới bầu trời trong xanh thẳm sâu, Tôi bước vào khu rừng hoa đua nở. Kẻ lữ hành, vào miền xanh ngọc đó, Anh sẽ không tới hoang mạc đâu. Dưới bầu trời trong xanh thẳm sâu. Anh bước trên đồng cỏ, tựa trong vườn, Một khu vườn nở toàn hoa đồng nội, Ánh mắt anh chẳng thế nào kìm nổi Trước những bông cẩm chướng ngát hương Anh bước trên đồng cỏ, tựa trong vườn. Theo mỗi bước đi tiếng xào xạc, thầm thì Dịu êm như khúc hát của Sa-a-đi. Trong chốc lát ánh trăng vàng vời vợi Đã lấp lánh trong mắt nhìn đắm đuối Dịu êm như khúc hát của Sa-a-đi. Giọng nói của em, cô gái Ba Tư Như tiếng sáo của Ha-san tỏa lan dìu dặt. Trong vòng tay của em riết chặt Chẳng còn gì mất mát, chẳng ưu tư, Chỉ còn tiếng sáo Ha-san dìu dặt. Đó, chính là phúc phận hằng mong ước Của những ai mỏi mệt trên đường. Ơi những ngọn gió ngát hương Tôi uống trọn bằng làn môi khô khát, Ơi những ngọn gió ngát hương. 1925 XIV. Ánh chiều tỏa trên miền hoa nghệ* tím, Những đóa hồng lặng lẽ lướt trên đồng. Em thân yêu, hát anh nghe bài hát, Khay-yam** từng ca giữa chốn mênh mông. Những đóa hồng lặng lẽ lướt trên đồng. Dưới ánh trăng Si-ras ảo mờ, Sao nhấp nháy tựa rừng hoa bướm***. Anh chẳng thích cách người Ba Tư Bắt phụ nữ phải thắt khăn chàng mạng. Dưới ánh trăng Si-ras ảo mờ. Hay họ muốn ngăn bầu khí nóng, Nên giữ gìn, che chở nước da ngăm? Hay, để được yêu thêm mà họ dùng khăn, Không muốn gương mặt trần rám nắng, Nên giữ gìn, che chở nước da ngăm? Em thân yêu, cứ bỏ khăn che mặt, Hãy học thuộc lòng, ngắn gọn, điều răn: Cuộc đời chúng ta quả là quá ngắn, Chẳng được ngắm lâu hạnh phúc phàm trần. Hãy học thuộc lòng, ngắn gọn, điều răn. Kể cả những gì còn chưa đẹp mắt Cũng có riêng phúc phận của mình. Nên cặp má trẻ trung thắm sắc Nếu che đi là đắc tội trước bình minh - Chẳng phải vô tình tạo hóa đã sản sinh. Những đóa hồng lặng lẽ lướt trên đồng. Trái tim đã mộng mơ miền đất khác. Anh sẽ hát em nghe, giữa chốn mênh mông, Những bài ca Khay-yam** chưa từng hát... Những đóa hồng lặng lẽ lướt trên đồng. 1924 ----------- * шафран – Hoa nghệ tây (Crocus sativus) có màu tím. ** Omar Khayyam (1048-1131) - nhà toán học, thiên văn học, nhà tư tưởng, nhà thơ, danh y Ba Tư, tác giả của thơ rubaiyat nổi tiếng. ** мотыльковыe (thực vật) - họ Cánh bướm (Papilonaceae) XV. Sa-ga-nê của anh, ơi Sa-ga-nê! Có lẽ bởi anh đến từ phương bắc Anh muốn kể về cánh đồng lúa mạch Về sóng lúa rập rờn dưới ánh trăng quê Sa-ga-nê của anh, ơi Sa-ga-nê! Có lẽ bởi anh đến từ phương bắc, Mà vầng trăng xứ ấy sáng vô ngần, Mà Si-ras nơi đây dù đẹp tuyệt trần Cũng khôn sánh Ry-a-zan* bát ngát, Có lẽ bởi anh đến từ phương bắc... Anh muốn kể về cánh đồng lúa mạch: Mái tóc anh kết từ cọng mạch đen Anh sẽ không đau, dù chút xíu, đâu em Em hãy thử vặn trong tay và xiết chặt! Anh muốn kể về cánh đồng lúa mạch... Về sóng lúa rập rờn dưới ánh trăng quê Em cứ nhìn mái tóc quăn sum suê Trên đầu anh mà cợt cười mặc sức, Nhưng chớ gợi trong anh ký ức Về sóng lúa rập rờn dưới ánh trăng quê. Sa-ga-nê của anh, ơi Sa-ga-nê! Người bạn gái hiền lành nơi phương bắc Giống hệt em, cả tính tình, dáng vóc Có thể giờ đây đang nghĩ, đợi anh về... Sa-ga-nê của anh, ơi Sa-ga-nê! 1924 ----------- *Ryazan - quê hương nhà thơ Esenin. |
- Поэзия - Thơ >
Сергей Есенин: Персидские мотивы - S. Esenin: Những giai điệu Ba Tư
ПЕРСИДСКИЕ МОТИВЫ -
NHỮNG GIAI ĐIỆU BA TƯ
Сергей Есенин (русский поэт, 1895-1925)
. Перевел с оригинала: Та Фыонг, Ханойский Государственный университет.
Sergei Esenin (Nhà thơ Nga, 1895-1925) Tạ Phương, Đại học Quốc gia Hà Nội, dịch từ nguyên bản tiếng Nga